Chuyển đến nội dung chính

Quế chi trị các bệnh về vị giác và đường tiêu hóa.

Chia sẻ công dụng và bài thuốc với dược liệu quế chi

Vừa là một loại gia vị, vừa là dược liệu dùng trong điều trị các chứng bệnh về vị giác và đường tiêu hóa, quế chi vốn rất quen thuộc đối với mỗi chúng ta. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về công dụng cũng như những bài thuốc về dược liệu này. Đó chính là lý do bài viết sau đây chúng tôi sẽ cung cấp các thông tin đầy đủ về cây quế chi gửi đến bạn đọc.

NHỮNG THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DƯỢC LIỆU QUẾ CHI

1. Giới thiệu về quế chi

Quế chi có tên gọi khác là quế, nhục quế, mạy quẻ, quế đơn, quế thanh, ngọc thụ,… và tên khoa học là Cinnamomum cassia Presl, tên dược là Ramulus cinnamoni.
Đây là cây thuộc họ long não với danh pháp khoa học là Lauraceae.
Những thông tin cơ bản về dược liệu quế chi
Những thông tin cơ bản về dược liệu quế chi

2. Những đặc điểm của cây quế chi

++ Sơ lược về cây quế chi
Đây là cây thân gỗ có kích thước lớn, chiều cao trung bình khoảng 10 – 20cm. Vỏ cây nhẵn có màu nâu nhạt. Phần lá quế mọc so le, lá cứng, giòn, cuống ngắn và không răng cưa. Hình dạng lá thuôn dài, mặt bóng, màu xanh sẫm, trên mỗi lá có 3 gân màu vàng hiện lên rất rõ.
Quế chi có hoa mọc thành các cụm ở nách lá hay ngọn cành. Hoa màu trắng hoặc màu vàng nhạt, kích thước nhỏ, mỗi hoa 4 cánh và nhị màu vàng đậm. Cây có quả hình trứng, bề mặt nhẵn khi chín và có màu nâu tím. Thông thường, mùa hoa sẽ bắt đầu vào tháng 6 – 8 và quả vào tháng 10 – 12 cho đến tháng 2 – 3 của năm sau.
++ Nơi phân bố
Cây quế chi mọc rất nhiều ở những địa phương ở nước ta, gồm Cao Bằng, Bắc Giang, Yên Bái, Bắc Kạn,Tuyên Quang, Quảng Ninh, Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Khánh Hòa, Quảng Nam, …
++ Các bộ phận dùng, thời gian thu hái, cách chế biến, bảo quản
- Về bộ phận dùng: Cây quế chi dùng làm dược liệu là các cành con, với những cây trên 10 năm thì có thể thu hoạch và dùng vỏ.
- Về thời gian thu hái: Vào mùa xuân.
- Cách chế biến: Để có dược liệu quế chi, bạn cần đem phơi chúng ngoài nắng hoặc trong râm rồi cắt thành những lát mỏng.
- Cách bảo quản: Cất giữ dược liệu quế chi nơi khô thoáng.

3. Thành phần hóa học của quế chi

Trong quế chi có chứa 1 – 3% tinh dầu, nhiều cây có thể chứa tới 6% và trong dược liệu có những hợp chất sau: diterpenoid, tannin, flavonoid, phenylglycosid, aldehyd cinnamic, coumarin, bazylacetat, cinnamylacetat, banzaldehyd, aldehyd cinnamic,…

4. Hướng dẫn sử dụng

Chúng ta có thể dùng quế chi ở nhiều dạng khác nhau như tinh dầu, phơi khô, dạng bột hoặc dạng cồn. Cùng với định lượng dùng thông thường là 3 – 10g mỗi ngày.

TÁC DỤNG VÀ TÍNH VỊ CỦA DƯỢC LIỆU QUẾ CHI

Tác dụng của cây quế chi

 Theo y học hiện đại:
- Cây quế chi giúp tăng tuần hoàn, kích thích tiêu hóa, thúc đẩy bài tiết và trợ hô hấp. Bên cạnh đó, nó giúp co mạch và co bóp tử cung, tăng nhu động ruột.
- Sử dụng quế chi chống xơ vữa động mạch, giúp tiêu diệt các gốc tự do, đồng thời hạn chế được việc hình thành các khối u.
- Quế chi kích thích vị giác, hỗ trợ điều trị đường tiêu hóa. Các thành phần trong quế chi có khả năng gây ức chế vi nấm, mang lại công dụng bảo quản thức ăn được lâu hơn.
 Theo y học cổ truyền:
- Công năng của quế chi: Giảm tăng tiết mồ hôi, hội chứng ngoại sinh, hoạt huyết, làm ấm kinh lạc, trừ hàn.
- Quế chi được chỉ định cho bệnh nhân phong hàn hội chứng ngoại cảnh, hoặc các thể của chứng dương hư ở tâm, tùy, đau khớp do nhiễm phong, dương suy ở ngực,…
Tác dụng và tính vị của dược liệu quế chi
Tác dụng và tính vị của dược liệu quế chi

Tính vị và qui kinh

- Tính vị: Quế chi có vị đắng, ngọt, thơm, tính ấm.
- Qui kinh: Vào kinh Bàng quang, Tâm, Phế.

NHỮNG BÀI THUỐC VỚI DƯỢC LIỆU QUẾ CHI VÀ LƯU Ý

Bài thuốc với dược liệu quế chi

- Bài thuốc trị tiểu đường:
Bạn dùng 2 muỗng cà phê bột quế chi cùng 1 muỗng cà phê bột yến mạch, 500ml nước.
Sau đó trộn tất cả các nguyên liệu lại với nhau để dùng mỗi ngày 2 lần. Thời điểm dùng là buổi tối và sáng, liên tục trong thời gian 15 ngày để thấy hiệu quả.
- Bài thuốc trị phong hàn chứng ngoại cảnh:
Lấy 46g quế chi đã cạo bỏ vỏ kết hợp cùng sinh khương 42g, thược dược 42g, chích cam thảo 40g, ma hoàng 6g và hạnh nhân 6 hạt.
Ma hoàng đem sắc cùng với 500ml nước cho đến khi còn lại 450ml thì cho những vị thuốc khác vào nấu đến khi còn 200ml. Dùng phần thuốc này để chia làm 2 lần uống trong ngày.
- Bài thuốc trị phong hàn do chứng thận hư:
Lấy 12g quế chi cùng những dược liệu sau: sinh khương 12g, bạch thược 12g, chích cam thảo 6g, đại táo 4 cho vào nồi sắc và uống khi còn nóng.
- Bài thuốc trị dương hư ở tâm:
Bài thuốc này cần dùng 120g quế chi cùng với phục linh 160g, chích cam thảo, bạch truật mỗi loại 80g sắc nước uống.
- Bài thuốc nhiễm phong hàn:
Bệnh nhân lấy 160g quế chi cùng đại táo 12 quả, chích thảo 80g, sinh khương 3 lát và phụ tử 3 miếng sắc để uống khi còn nóng.
- Bài thuốc dương suy ở ngực:
Dùng quế chi 4g, kết hợp cùng mẫu đơn bì, thược dược, phục linh mỗi thứ 12g và đào nhân 8g để sắc uống mỗi ngày 2 lần.
Những bài thuốc với dược liệu quế chi
Những bài thuốc với dược liệu quế chi

Lưu ý khi sử dụng quế chi trị bệnh

Nếu bạn là 1 trong những đối tượng dưới đây, thì cần phải hết sức cẩn thận khi dùng quế chi :
- Các bệnh nóng sốt không được dùng quế chi.
- Phụ nữ trong thai kỳ.
- Bệnh nhân bị suy gan, có vấn đề về gan.
Ngoài ra, hãy lưu ý một số tác dụng phụ của dược liệu quế chi như sau: viêm miệng, lưỡi, nướu, dị ứng, khó thở, đỏ mặt, viêm da dị ứng, tăng nhịp tim, nóng trong người.
ĐÁNH GIÁ VỀ CÂY QUẾ CHI TỪ CHUYÊN GIA
Dược liệu quế chi được sử dụng nhiều và mang đến công hiệu cho đa dạng các bệnh lý khác nhau. Tuy nhiên, theo nhận định từ chuyên gia Đa khoa Hoàn Cầu, nếu người bệnh dùng không đúng cách hoặc quá lạm dụng thì sẽ gây ra nhiều hậu quả nguy hiểm. Vì vậy, trước khi áp dụng các bài thuốc với quế chi, tốt nhất bạn nên trao đổi với bác sĩ.
Hi vọng rằng những thông tin tổng hợp về quế chi trên đây đã mang đến kiến thức bổ ích cho bạn đọc tham khảo

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thuốc Ampelop trị viêm loét dạ dày và hoành tá tràng

Công dụng và lưu ý sử dụng thuốc Ampelop Bạn biết không với Ampelo thì đây chính là loại thuốc được sử dụng với công dụng điều trị một số tình trạng liên quan đến viêm loét dạ dày và hoành tá tràng. Nhưng để đảm bảo sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả thì bạn cần lưu ý tìm hiểu một số thông tin về cách dùng. Bài viết ngay sau đây chúng tôi sẽ giúp bạn rõ hơn khi dùng thuốc Ampelop . GIỚI THIỆU THÔNG TIN THUỐC AMPELOP Với thuốc Ampelo thì đây là loại thuốc thuộc phân nhóm đường tiêu hóa và được bào chế theo dạng viên nang. Thông tin cụ thể của thuốc như sau: 1. Về công dụng Thuốc được chỉ định trong việc điều trị một số những triệu chứng bệnh lý viêm loét dạ dày và hoành tá tràng. Nó giúp giảm đau, chống lại tình trạng viêm dạ dày, giúp giảm tiết axit dịch vị, diệt trừ loại xoắn khuẩn HP, làm liền sẹo ổ loét hiệu quả. 2. Về thành phần Bên trong mỗi viên nang của thuốc Ampelop có chứa cao chè dây 625mg và hàm lượng Flavonoid bên trong cao chè sẽ lớn hơn đến 80%. Trước khi ...

Thuốc Levosulpiride cho bệnh nhân tâm thần phân liệt

Thuốc Levosulpiride: Tác dụng, liều dùng và lưu ý cần biết Là loại thuốc dùng để điều trị chủ yếu cho bệnh nhân tâm thần phân liệt cùng các triệu chứng của bệnh lý đường tiêu hóa như ợ nóng, khó tiêu, trướng bụng,… Ở bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ một số thông tin liên quan đến  thuốc Levosulpiride , bao gồm: công dụng, liều dùng, tác dụng phụ và những lưu ý cơ bản. Mời bạn đọc cùng tham khảo sau đây nhé. GIỚI THIỆU CHI TIẾT VỀ THUỐC LEVOSULPIRIDE Thuốc Levosulpiride có thành phần chính là Levosulpiride, được chỉ định cho bệnh nhân bị tâm thần phân liệt dạng cấp và mãn tính. Bên cạnh đó, nó còn dùng trong điều trị biểu hiện từ bệnh lý đường tiêu hóa. Giới thiệu chi tiết về thuốc Levosulpiride 1. Chỉ định Levosulpiride chỉ định những trường hợp cụ thể sau: - Giảm biểu hiện khó tiêu như khó chịu vùng thượng vị, ợ nóng, ợ hơi, buồn nôn, trướng bụng,… - Dùng trong điều trị tâm thần phân liệt ở dạng cấp và mãn tính. 2. Chống chỉ định - Trường hợp mẫn cảm v...